Tiểu sử Trịnh_Thành_Công

Thời kỳ thiếu niên

Tượng mẹ con Trịnh Thành Công (trong miếu thờ nhà họ Trịnh ở Đài Nam, Đài Loan)Tượng Trịnh Thành Công tại đảo Cổ Lang (鼓浪嶼), Hạ Môn

Trịnh Thành Công sinh vào ngày 2 tháng 8 năm 1624 tại đảo Hira, quốc Hizen (nay là thành phố Hirado, tỉnh Nagasaki), Nhật Bản. Cha ông tên là Trịnh Chi Long, xuất thân từ Nam An, Tuyền Châu, Phúc Kiến (bây giờ thuộc về thị trấn Thạch Tĩnh, thành phố Nam An cho tới thị trấn An Hải thành phố Tấn Giang đều nằm dưới sự cai quản của thành phố Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến),[9] là thương nhân buôn bán kiêm thủ lĩnh một toán hải tặc, thường hoạt động trên biển giữa Nhật Bản, Đài Loan và vùng biển Phúc Kiến. Những năm đầu thời kỳ Sùng Trinh, Trịnh Chi Long quy hàng tuần phủ Hùng Văn Xán nhà Minh và được phong làm tướng quân du kích. Sau nhờ lập công nên được thăng cấp lên quan quan tổng binh. Mẹ ông tên là Tagawa, người Hirado tỉnh Nagasaki, Nhật Bản, nhưng nguyên quán lại ở Trung Quốc. Bà có họ Trung Quốc là Ông.[10]

Năm lên 7 tuổi, Trịnh Thành Công, được cha đưa từ Nhật Bản về định cư tại Nam An, Phúc Kiến, Trung Quốc. Lúc nhỏ ông thông minh hơn người, tinh thông cả binh pháp, ngũ kinh. Năm Sùng Trinh thứ 11 (năm 1638), ông thi đậu tú tài, trong cuộc khảo thí trở thành một trong mười hai Lẫm thiện sinh của huyện Nam An. Năm 1641, kết hôn với cháu gái của Tiến sĩ Lễ bộ thị lang Đổng Dương Tiên người Huệ An, Tuyền Châu, Phúc Kiến. Năm 1644, ông vào học tại Quốc Tử GiámNam Kinh, trở thành thái học sinh, được gặp và học với nhà nho có tiếng đương thời là Tiền Khiêm Ích.

Cùng năm 1644, thủ lĩnh quân khởi nghĩa, Sấm vương Lý Tự Thành công phá Bắc Kinh, vua Sùng Trinh treo cổ tự tử ở Môi Sơn. Về sau Tổng binh nhà Minh trấn thủ Sơn Hải quan Ngô Tam Quế đã mở cửa biên cương dẫn quân Thanh nhập quan tiến vào Trung Nguyên, đánh bại Lý Tự Thành, chiếm lại Bắc Kinh, một số di thần nhà Minh tại Nam Kinh ủng hộ lập Phúc vương Chu Do Tung lên ngôi, năm sau (năm 1645) đổi niên hiệu thành Hoằng Quang. Tháng 5 năm 1645 (Hoằng Quang nguyên niên) Dự Thân vương Đa Đạc nhà Thanh thống lĩnh quân binh nam chinh, chiếm được Dương ChâuNam Kinh, Binh bộ thượng thư nhà Minh là Sử Khả Pháp cùng nhiều người khác tuẫn quốc, Hoằng Quang Đế bị bắt, rồi bị giết, chính quyền Hoằng Quang diệt vong.

Thời kỳ Long Vũ

Năm Thuận Trị thứ 12 (năm 1645), Trịnh Chi Long lập Đường vương Chu Duật Kiện lên làm hoàng đế, đóng đô ở Phúc Châu, đặt niên hiệu đầu tiên là Long Vũ. Trịnh Thành Công được đưa đến yết kiến Đường vương. Đường vương rất yêu mến và ưu ái chàng thanh niên trẻ tuổi trí dũng song toàn, bèn đặt họ Chu cho ông, đổi tên ông là Thành Công. Sau đó còn phong Trịnh Thành Công là Trung Hiếu bá, tước hiệu là Quốc Tính Gia.

Tháng 7, năm Thuận Trị thứ 3 (năm 1646), đại quân nhà Thanh tiến công Phúc Kiến trực tiếp đe dọa Tiên Hà Quan (nay là thành phố Thành Bắc tỉnh Phúc Kiến). Trịnh Thành Công đệ trình lên Long Vũ đế bản Điều trần kháng Thanh.Long Vũ đế phong Trịnh Thành Công làm Đô đốc Trung quân ngự doanh, và trao ấn Chiêu thảo đại tướng quân cho Trịnh Thành Công. Nhưng lúc ấy, Trịnh Chi Long vẫn còn hoài nghi triều đình Nam Minh cho nên khi quân Thanh do Bôi Lặc Bác Lạc chỉ huy, từ Chiết Giang kéo xuống Phúc Kiến, bèn ra lệnh cho tướng phòng thủ Tiêu Hà Quan là Thi Phúc (còn gọi là Thi Thiên Phúc, chú họ của tướng Thi Lang) rút quân đến Phúc Châu khi quân Thanh áp sát Phúc Kiến. Trịnh Chi Long nhanh chóng rút lui về pháo đào duyên hải, để mặc Long Vũ Đế đơn độc một mình chống quân Thanh.

Tháng 8 cùng năm, quân Thanh tấn công và chiếm được Phổ Thành, Hà Phổ, Long Vũ Đế chạy trốn qua Giang Tây, bị quân Thanh bắt sống tại Đinh Châu, về sau ông không chịu khuất phục, tuyệt thực mà chết, chính quyền Long Vũ diệt vong. Còn Trịnh Chi Long và gia tướng cùng toàn bộ lực lượng của mình lập tức đầu hàng nhà Thanh. Lúc ấy, Trịnh Thành Công đã cố gắng khuyên giải cha ông nhưng vô hiệu, thậm chí Chi Long còn định đưa Thành Công đến gặp Bôi Lặc Bác Lạc. Sau đó do sự giúp đỡ của người chú là Trịnh Hồng Quỳ, Thành Công đã lặng lẽ chạy trốn ra đảo Kim Môn.[11]

Trịnh Thành Công dự định thành lập quân đội riêng để hoạt động vũ trang nhằm chống lại quân Thanh, nhưng số lượng quân sĩ quá ít và trang bị còn yếu kém. Vì vậy vào tháng 12 năm Thuận Trị thứ 3, ông đến tuyển mộ quân lính tại miền nam Quảng Đông (nay là đảo Nam Việt tỉnh Quảng Đông) nhanh chóng thành thành lập được một đội ngũ mấy nghìn binh sĩ. Trịnh Thành Công còn triệu tập các tướng sĩ văn võ đến và tuyên bố thành lập hội Chiêu thảo đại tướng quân, đồng thời còn ra sức rèn luyện binh sĩ, sắm sửa, tân trang vũ khí và đóng khá nhiều tàu chiến để chuẩn bị công cuộc kháng Thanh lâu dài.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trịnh_Thành_Công http://library.xmu.edu.cn/news/detail.asp?serial=2... http://www.hnta.cn/Info/lyzx/qs/790306.shtml http://www.zhengchenggong.cn/artNewsInfo.asp?id=38 http://books.google.com/books?id=p3D6a7bK_t0C&pg=P... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb161440677 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb161440677 http://www.idref.fr/086172573 http://id.loc.gov/authorities/names/n83024080 http://d-nb.info/gnd/11882225X